Schema là gì? Schema Markup tăng sức mạnh Website

Schema là gì? Schema Markup tăng sức mạnh Website

Schema là gì? Trong thời gian gần đây, khái niệm Schema được cộng đồng SEO bàn tán rất nhiều.  Cách cài đặt Schema cho Website như thế nào? Và liệu đây có phải xu hướng của dịch vụ Seo trong tương lai? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về Schema.

Schema là gì?

Schema được biết đến với tên gọi khác là Schema.org hay Schema Markup là một đoạn code khai báo javascript hoặc đoạn code html dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (structured data). Schema là một trong những dự án đầu tiên và được tạo ra với sự hợp tác của 4 công cụ tìm kiếm nổi tiếng hiện nay là Google, Bing, Yandex và Yahoo.

 Việc gắn Schema vào Website có rất nhiều công dụng hữu ích như giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết, phân loại và trả về kết quả tìm kiếm nhanh chóng và chính xác hơn trước kia. Nếu không có Schema thì Website của bạn sẽ chỉ có thông tin liên quan mà không có ngữ cảnh.

Schema có tác dụng gì?

Chúng ta có thể nhìn nhận công dụng của Schema qua 2 phương diện, đó là: đối với người dùng và đối với bộ máy tìm kiếm.

Đối với bộ người dùng

Khi có Schema, Website của bạn trở nên hấp dẫn, thu hút và cung cấp cho người dùng nhiều thông tin hữu ích hơn. Ví dụ, khi người dùng muốn tham gia một sự kiện nào đó, Schema sẽ giúp hiển thị các Website có thông tin liên quan đến sự kiện như: địa điểm, thời gian, ngày diễn ra sự kiện đó…Nhờ đó, tỷ lệ truy cập Website tăng lên đáng kể. Hiện nay, có nhiều loại Schema tương ứng thích hợp với những cách hiển thị Website khác nhau trong kết quả tìm kiếm của Google.

Đối với bộ máy tìm kiếm

Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 1.94 tỷ Website khác nhau đang hoạt động. Nếu người dùng có thể hiểu được nội dung của những Website này thì với search engine lại không đơn giản, dễ dàng như vậy. Có một số lượng không hề nhỏ từ ngữ phức tạp mà công cụ tìm kiếm của Google lại không thể giải thích được.

Ví dụ với chuỗi ký tự “Sunny”, nó có thể đang đề cập đến mặt trời hoặc là tên một bộ phim. Tùy thuộc vào ngữ cảnh mà từ “Sunny” sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Điều này sẽ gây cản trở cho công cụ tìm kiếm của Google khi phải hiển thị những kết quả liên quan cho người dùng.

Do đó, để search engine có thể hiểu và phân loại thông tin chính xác hơn, chúng ta cần sắp xếp và hướng dẫn nó theo các cú pháp sẵn có. Chính vì lý do đó mà Schema ra đời. Đây chính là nơi cung cấp những dữ liệu cụ thể để search engine hiểu được các Website đang viết nội dung thuộc chủ đề và thể loại nào. 

Hướng dẫn kiểm tra Schema Markup 

Bạn đã biết cách kiểm tra liệu Website có Schema Markup hay chưa? Dữ liệu cấu trúc của bạn có đang mắc phải những vấn đề gì hay không? Thì cách thuận tiện nhất là sử dụng công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google theo một số bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang công cụ tìm kiếm của Google. Sau đó, bạn hãy nhập link muốn kiểm tra vào mục “Tìm nạp URL”. Sau đó, tiếp tục nhấn vào “Chạy thử nghiệm”.

Bước 2: Hãy chờ trong một vài phút để quá trình nạp và phân tích được hoàn tất, hệ thống sẽ trả về thông tin các loại dữ liệu có cấu trúc trong URL của bạn. Có càng nhiều các dữ liệu thì chứng tỏ site của bạn được cấu trúc tốt và công cụ tìm kiếm càng dễ hiểu được nội dung.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý các mục “Lỗi” và “Cảnh báo” ở phía bên phải. Khi xuất hiện lỗi hay cảnh báo, hãy click vào từng mục một để tìm hiểu lý do và xử lý nó.

Một số loại Schema phổ biến

Schema Markup là một loại ngôn ngữ để định dạng các dữ liệu có cấu trúc, và bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó tại Schema.org. Sau đây là một số các loại đánh dấu lược đồ được sử dụng phổ biến hiện nay, bao gồm:

  • Course Schema
  • Service Schema
  • Book Schema
  • Job Posting Schema
  • Đoạn trích nổi bật
  • Breadcrumbs Schema Markup
  • Recipe Schema
  • Product Schema
  • Sự kiện (Event)
  • Sitelinks
  • Tìm kiếm trang web
  • Schema Article
  • Review Schema
  • Local Business Schema
  • Person Schema Markup
  • Tổ chức (Organization Schema)

Một số Plugin Schema Markup tốt nhất hiện nay

Các Plugin sẽ giúp bạn chèn Schema dễ dàng, thuận tiện hơn, kể cả khi bạn không biết Code. Hãy tham khảo hướng dẫn sau để tạo đánh dấu lược đồ từ những Plugin tạo Schema tốt nhất hiện nay.


Thông qua Plugin WordPress thêm Schema Markup 

WordPress có đa dạng các Plugin cho phép thêm Schema, ví dụ như: Plugin Schema, Schema Pro Plugin, WP Review, WPSSO Schema JSON-LD Markup, SEOPress,… Sau đây, hãy tham khảo cách dùng Plugin Schema để thêm đánh dấu lược đồ.

Bước 1: Cài đặt và kích hoạt Plugin Schema, 

Bước 2: Tới Schema, nhấp vào "Cài đặt" để thêm Schema Markup vào Website. 

Bước 3: Hãy điền đầy đủ thông tin cơ bản và Click Quick Configuration Wizard để thiết lập mọi thứ.


Thông qua Plugin Yoast SEO thêm Schema Markup

Thực tế hiện nay, các SEOer không còn xa lạ với Yoast SEO. Nếu bạn đang sử dụng Plugin này trên Website thì đừng bỏ lỡ, hãy tận dụng ngay nó để thêm Schema. 

Bước 1: Sau khi cài đặt Yoast SEO, bạn sẽ được Website đại diện cho một loại hình tổ chức nào đó tương ứng. Tại Yoast wizard, hãy điền tên của cá nhân hoặc tổ chức, Logo tổ chức. 

Bước 2: Hãy đến SEO, chọn Search Appearance và Click General Tab nếu muốn cập nhật loại thực thể mà Web đại diện. 

Bước 3:  Hãy kéo xuống phần Knowledge Graph & Schema.org và điền đầy đủ.

 Schema Markup sẽ được Yoast SEO thêm vào trang Web WordPress của bạn một cách tự động sau khi bạn thiết lập loại Website.

Cách thêm Schema Markup vào WooCommerce

Thông qua  Plugin Yoast WooCommerce SEO, bạn có thể thêm Schema Markup vào WooCommerce Stores. Bên cạnh đó, công cụ Ecommerce Markup  có sẵn trong  WPSSO Core phiên bản Premium cho cửa hàng WooCommerce. 

Ngoài ra, tiện ích mở rộng Schema WooCommerce bạn cũng có thể tham khảo thêm. Nó sẽ rất giúp cửa hàng thương mại điện tử của bạn được bổ sung Schema có liên quan.

Trên đây là những một số thông tin chi hữu ích về Schema. Bài viết cung cấp thông tin về vai trò cũng như cách cài đặt Schema trên Website. Hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích cho quá trình SEO thông qua bài viết này . Chúc các bạn thành công!


Tôi là Hoàng Tường người may mắn tiếp xúc về Seo khá sớm và học được cách bài bản về quy trình riêng để đưa một từ khóa bất kỳ nào cũng có thể dễ dãng lên top.

Càng trải nghiệm tôi càng phát hiện ra SEO là công việc có tính khoa học rất cao. Bất kể bạn là ai, chỉ cần đam mê về Internet, bạn có thể làm được. Google giống như cây cầu kết nối bạn với khách hàng. Bản thân nó cũng mong muốn chủ các website biết cách tối ưu trang web của họ, qua đó các công cụ tìm kiếm có thể cung cấp được những kết quả tốt nhất và phù hợp nhất tới người dùng. Nếu bạn đang gặp khó khăn về seo từ khóa hay tìm đến tôi. Tôi sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất để bạn có thể làm tốt seo trang website của bạn.